Thursday, October 22, 2015

Le Beau Danube Bleu






Tuần trước con trai có một project, dạng báo tường, mỗi đứa làm một tấm, nói về bản thân, về gia đình, sở thích cá nhân, v.v. để chia sẻ với các bạn cùng lớp.  Ba mẹ ở nhà giúp bọn chúng dán hình, viết chữ, trang trí báo, để mang đến trường.  Ngồi hỏi ông những mục ông thích để mẹ viết lên báo, đến mục "bài hát em yêu nhất", ông hơi do dự rồi nói quả quyết "classical".  Ba hơi ngạc nhiên, nhưng mẹ chẳng lạ.  Giật mình mới nhớ, từ khi sinh ông cho đến giờ, mẹ rất hiếm khi bật nhạc thiếu nhi cho ông.  Mà hình như ông cũng chẳng quan tâm lắm đến thể loại nhạc vớ vẩn ấy :-))).  

Mình vẫn nhớ những năm hai chị em mình học trái buổi thời phổ thông, mình buổi sáng còn chị buổi chiều.  Sau khi về nhà, lục cơm nguội ăn trưa một mình, xong lau sàn nhà cho sạch và mát rồi quẳng gối phịch xuống sàn, nằm nghiêng ôm cái radio cũ kỹ bật đài FM nghe chương trình nhạc giao hưởng 12 giờ trưa.  Hôm nào mệt quá thì sẽ ngủ, còn không thì mình cứ yên lặng nằm đấy và nghe nhạc cho đến khi hết chương trình.  Buổi tối thì hơi căng, vì thường chương trình nhạc giao hưởng phát vào giờ muộn, mẹ luôn bắt phải tắt nhạc đi ngủ để hôm sau còn đến trường vào sáng sớm.  Có những đêm trằn trọc ko ngủ được vì nhớ.  Cứ thế thời gian thắm thoắt trôi qua, khi lớn lên một chút thì ít nghe nhạc giao hưởng đi, bổ sung bằng nhạc thị trường, loại nhạc mà một đứa trẻ mới lớn phải biết để không bị tụt hậu so với chúng bạn.

Nhưng niềm đam mê nhạc cổ điển không bao giờ nguôi ngoai trong lòng mình.  Sau khi hết đại học, áp lực phải "cool với thời đại" cũng hết, mình vui vẻ quay lại dòng nhạc mà mình yêu thích từ sâu tận trong tim.  Mình là người nghe nhạc chứ không nghe lời, rất ít khi nhớ lời bài hát, chỉ nhớ giai điệu.  Có lần đến nhà đứa bạn chơi, thấy bố mẹ nó mới tậu cho cây piano, mình ngẩn ngơ thèm thuồng, từ đó, mình đến nhà nó thường xuyên hơn bao giờ hết.  Nhưng đời trớ trêu, nó chẳng màng lắm đến piano, trong khi mình đã có thể trở thành nghệ sĩ dương cầm tai tiếng nếu cái piano đó rơi vào tay mình :-D.

Con trai lớn lên trong dòng chảy của nhạc giao hưởng thính phòng mà mẹ luôn thả tràn ngập trong nhà bất cứ khi nào có thể.  Hồi 3 tuổi ông đã biết ngân nga bài Le Beau Danube Bleu, bài ruột mà mẹ thích nhất.  (Nhưng sáng nay ông lại rống lên bài "Someone like you" trên đường đến trường, mẹ não quá haha).  Nhớ có lần xem chương trình Thúy Nga Paris By Night, trong đó có bài này được diễn bằng tiếng Việt, dưới tựa đề Việt "Dòng sông xanh", với một cô gái xinh đẹp mặc váy dạ hội xanh biển, khiêu vũ điệu Valse ngây ngất làm tui nhớ da diết những năm tháng chóng mặt vì điệu Valse quý phái này thời còn son trẻ.  

Ôi thành Vienna, biết đến bao giờ tui mới được la cà suốt ngày ở các bảo tàng, ngắm thỏa thích tranh của The Great Old Masters, uống một cốc cà phê nóng ngoài trời, lơ là ngắm khách lữ hành qua lại rùi tối đến lại mò vào trong một đại khán phòng, ngụp lặn trong dòng nhạc cổ xưa quý phái này và sau đó cụng ly champagne mừng năm mới sau buổi trình diễn?? 

Ước mơ bé bỏng, quá bé bỏng :-)))

Wednesday, October 7, 2015

PHẬT NÓI - Bài viết của BS Phan Tường Hưng

Nguồn: http://bshohai.blogspot.com/2010/02/guong-sang-nganh-y-thay-toi-bs-phan.html


PHẬT NÓI - Bài viết của BS Phan Tường Hưng


            Người hành đạo  mà còn thấy có thầy trò là chưa thấy trung đạo...Câu này có vẻ dễ hiểu, cũng khá dẽ thực hiện, nhưng phần đông chư tăng lại thường hay mắc phải lỗi này…
Là vì các ngài cứ ôm cái tư tưởng sư phụ đệ tử, cứ chấp cài ý ngã nhân, cao thấp, thầy trò…Cứ nắm cái mầm móng, cái nguồn gốc sanh diệt, tất nhiên sẽ  phải gặt cái hậu quả ác chúng sanh vậy…nấu cát bao giờ thành cơm?? Nên bị phật quở là ác tăng. Cũng như vậy, người hành đạo cứ cho rằng…cứ khoe rằng… mình là 1 vị thiền sư, là còn ngã kiến, ngã mạn và cũng được liệt vào hạng người này. Nên khi vua Lương Võ Đế hỏi tổ Bồ Đề Đạt Ma…người đứng trước mặt trẩm là ai? trả lời không biết. Một câu trả lời thật tuyệt??? Câu trả lời đã cho ta thấy  đầy đủ ý nghĩa của cái không thật, cái giả danh, cái duyên sanh của bản thân Bồ đề Đạt ma…thì phải gọi cái gì đây? Một câu ngắn gọn đã gói trọn cả 3 đặc tánh vô thường, không như ý, vô ngã, của mọi sự mọi việc. Nó nhắc chúng ta nhớ đến cái mĩm cười  của Ca Diếp khi phật đưa cành hoa lên, công án niêm hoa vi tiêu của thiền tông…cũng có phần nảo đồng ý nghĩa với câu nói thế giới, tức chẳng phải thế giới, thị danh thế giới  trong kinh kim cang bát nhã ba la mật…
Đúng là 1 vị thánh tăng có đủ cả gíơi định huệ…nhắc cho chúng ta nhớ đến câu: “Thiên thượng, thiên hạ duy ngả độc tôn” của Phật. Cũng chỉ vì cái ngã này mà Lâm Tế phải chịu nhiều lần 3 hèo của Hoàng Bá và phải trôi giạt về với Đại Ngu, và cũng tại đây, cũng do cái ngã này, mà Lâm Tế đã hoan hỉ tỏ ngộ được cái ý của Phật pháp qua  câu: “Còn nói lỗi phải nửa sao?”.

PHẬT NÓI TIẾP

Sau khi Phật nhập diệt các phật tử nên lấy giới làm thầy Tô nói tâm địa không tà là giới tự tánh cho phép người học đạo khẳng định thầy ở đây không có nghĩa là sư phụ, mà có lẽ có cùng nghĩa với chữ tâm trong bát nhã tâm kinh, tức là chủ đề, là mầm móng,  là nguồn gốc của vấn đề. Còn  giới ở đây không phải là 250 giới tướng mà chư tăng  thọ trì đâu, mà là giới tâm. Chỉ duy nhứt có một mà thôi, là sự sanh diệt. Cần phải giữ cho  tâm địa không tà mới nhập được vào giới tánh. Điều này cho thấy lấy giới làm thầy, nghĩa là Phật khuyên chúng sanh nên tu tâm, phải giữ cho tâm hết sanh diệt, mà có tịch diệt, giữ làm sao cho không tà kiến có chánh kiến, phải đưa tất cả vọng niệm về một niệm cho hết động hoàn tịnh, giải ngộ nhưng dù có thường hằng tịnh cũng chỉ mới bất tư ác vẫn còn tư thiện là còn động, thì làm sao thấy tánh phật được?
Cần phải tĩnh lặng nghiêm mật hơn nữa, chừng trí huệ phát triển, chỉ có quan sát, chớ không còn phản ứng…lần lần được tính giác, biến thừơng đoạn tịnh thành thừơng hằng tịnh rốt ráo là không tịnh, tức đã ra ngoài có không, mới nhập vào được chơn không, thâm ngộ như vậy đã bất tư thiện bất tư ác…tức tâm địa không loạn, thanh tịnh là định tự tánh, chứng ngộ là kiến tự bản tánh, như vậy định càng kiên cố, bất ly tự tánh thường sanh trí huệ, thì huệ tuôn trào, làm sao định dư huệ khô khan được? Chừng định huệ viên dung thấy cái này vô thường, không như ý, cái kia vô ngã, thấy rõ cái giả của chúng sanh, nhận được cái thật của mình và biết rõ cái gì là chơn thường, chơn ngã, chơn lạc, chơn tịnh. Tất cả đó được gọi là Phật tánh. Khi sống được với tánh Phật, biết đó đại ngộ sẽ như như bất động.

 
ĐOẠN NHỨT THIẾT ÁC. TU NHỨT THIẾT THIỆN. ĐỘ NHỨT THIẾT CHÚNG SANH…
            Đoạn nhứt thiết ác là bố thí cho hết ác sanh diệt có thiện tịch diệt…cho hết động hoàn tịnh, có tịnh chỉ mới bất tư ác, nhưng còn tư thiện. Giải ngộ cần phải tĩnh lặng để bố thí tiếp, bố thí đến không động không tịnh, phải thường xuyên bố thí là trì giới…
Tu nhứt thiết thiện là tinh tân, là nhiệt liệt bố thí nhưng vì còn hướng ngoại, còn hình tướng bố thí, để rồi phải hướng vào nội tâm, miên mật vô tướng bố thí, nhẫn nhục làm tất cả những việc thiện dù nhỏ hay lớn, để được thường hằng thiện, cho đến khi thật sự ra ngoài có không thiện ác, thiền định mới nhập được vào chơn không để có chơn thiện, chứng ngộ là bất tư thiện, bất tư ác. Đó là độ nhứt thiết chúng sanh, biết đó bố thí ba la mẬt, có thiền định, và trí hụê ba la mật.
Độ nhứt thiết chúng sanh sẽ thấy được cái gì là bản lai diện mục của mình, tức kiến tự bản tánh, chứng ngộ, thiện gọi  minh tâm kiến tánh, chừng thường sống với tánh phật, nói đó là đại ngộ, thành phật, là có 6 ba la mật, bố thí, trì giới, tinh tân, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ, tức đã bất ly tự tánh thường sanh trí huệ, như như bất động.

Nguyện hồi huớng công đức này cho tôi và cho tất cả chúng sanh…nhập nhứt chơn pháp giới…

Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật…


            Phan Tường Hưng
Sau khi tôi viết bài: "Thầy tôi: BS Phan Tường Hưng", Ông viết bài này gửi đến tôi để kiến giải những điều tôi chưa đạt Đạo. Tôi hiểu Ông không chỉ muốn nói cho riêng tôi. Tôi chợt nhớ câu nói của Dalai Lama: "Share your knowledge. It's a way to achieve immortality". Nên tôi đưa bài viết lên blog mình để mọi người cùng chia sẻ.

Happy Valentine's day!

Tình hình là Valentine năm nay mình đành lỗi hẹn với vụ ra sách GSX, là bởi vì nhà xuất bản làm việc theo kế hoạch từ đầu năm nên muốn nhét ...