Tuesday, January 11, 2011

Dạy con kiểu Tàu

Người Tàu di dân ở Mỹ dạy con theo 2 kiểu hoàn toàn khác biệt.

Nhóm thứ nhất vẫn giữ "nếp nhà", kiểu dạy con của TQ đại lục. Tức là các cậu ấm vẫn là những cục cưng không thể đụng chạm đến được, được nuông chiều như một ông vua con trong nhà vì các cậu sẽ là chủ tương lai của gia đình "tứ đại đồng đường" về sau. Các cậu ấm này nếu là con của gia đình có business riêng (thường là nhà hàng hoặc tiệm giặt ủi) thì cha mẹ các cậu luôn trong mong con trai sẽ nối nghiệp nhà, tiếp tục sự nghiệp làm ăn của gia đình, và đừng hòng đi học hay đi làm xa về sau.

Ngược lại, con gái thì vẫn bị xem là "con loại 2", được xem là kém thông minh hơn, rồi sẽ chẳng làm nên trò trống gì và do đó, dĩ nhiên bị lơ là và hoàn toàn bị loại trừ ra khỏi danh sách tiếp quản sự nghiệp làm ăn của cha mẹ.

Kết quả nhãn tiền thường là, mấy thằng cậu ấm thì thay nhau lớn lên trở thành mấy anh chàng em chã nhút nhát, không biết giao tiếp XH, học hành dang dở vì đằng nào thì cũng đã có doanh nghiệp kế thừa từ cha mẹ. Trong khi đó, vì con gái không được cha mẹ quan tâm đầy đủ, không bắt buộc phải tiếp quản doanh nghiệp gia đình, vô tình lại có được tự do học / làm bất cứ cái gì mình thích. Và thường là, các cô con gái của những gia đình di cư TQ sẽ là những người học giỏi nhất lớp và đĩnh đạc bước ra từ những đại học danh tiếng "V-League" mà thành danh ngoài XH.

Nhóm cha mẹ thứ hai, lại nuôi con theo kiểu hoàn toàn khác. Đây cũng là trọng tâm tôi muốn nói ở bài này sau khi đọc một bài khá thú vị từ tờ Wall Street Journal số cuối tuần vừa rồi.

Bài báo này đăng một bài từ một người mẹ gốc TQ về cách chị ta dạy con ra sao, và so sánh khác biệt với cách nuôi dạy con của người TQ với cách của các bà mẹ Tây. Bài này được đăng cũng là góp phần thỏa mãn sự hiếu kỳ của các bậc cha mẹ Mỹ về việc cha mẹ TQ dạy con thế nào mà con cái họ luôn là những học sinh đỗ đầu bảng trong trường phổ thông, luôn có mặt trong các trường đại học danh tiếng và cuối cùng, luôn thành danh ngoài XH. Đây gần như là một hiện tượng XH ngày càng thu hút sự quan tâm của người Mỹ.

Amy Chua dạy con theo kiểu "thương cho roi cho vọt" đúng nghĩa. Chị rất hãnh diện cho biết, 2 đứa con gái bà thành công như thế là vì bà áp dụng các nguyên tắc không bao giờ cho con mình được phép làm ~ việc sau:

- đi ngủ ở nhà bạn
- đi chơi với chúng bạn
- tham dự một vở kịch của trường
- than phiền vì ko đc tham gia vào một vở kịch của trường
- xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử
- được chọn các hoạt động ngoại khóa cho mình
- được điểm nào khác ngoài điểm A
- không luôn luôn đứng nhất lớp trong tất cả các môn học, ngoài trừ môn thể dục và kịch nghệ
- chơi bất cứ món đàn nào khác ngoài dương cầm và vĩ cầm

Nguyên tắc của chị này là, chị tin rằng con của mình có thể làm được bất cứ cái gì chị muốn. Và nếu vì lý do nào đó mà nó không làm được, thì có nghĩa là nó chưa gắng hết sức, nghĩa là nó lười, nghĩa là nó hư hỏng không biết nghe lời, nghĩa là nó không muốn làm cho cha mẹ nó hãnh diện vì nó. Do đó, chị ta sẽ không ngần ngại mắng con là "đồ lười biếng", "đồ rác rưởi", v.v. Chị cho rằng, ~ lời mắng ấy sẽ làm con xấu hổ khiến nó sẽ phải nỗ lực hơn nữa để thoát khỏi ~ lời mắng ấy, để chứng minh điều ngược lại rằng "nó có thể giỏi hơn thế".

Có một điểm khá lý thú, chị nói rằng ban đầu sẽ rất khó khi ép con chơi thành thạo món dương cầm khi tay nó cứ lọng cọng trên bàn phím. Chị ta cho rằng cứ ép nó, ko cho nghỉ ngơi ăn uống gì cả, đe dọa nó đủ điều, phải tập cho đến khi nào nó đàn được ~ đoạn khó ấy thì mới thôi. Và một khi nó làm được, cảm giác tự mãn và vui sướng vì được khen ngợi sẽ là động lực tự nhiên giúp nó cứ thế mà tiếp tục đà phấn đấu. (Chị kể câu chuyện thành công ấy của con, là nhờ chị đã ép nó như thế nào!)

Chị ấy cũng nhắc nhiều đến cách cha mẹ Tây dạy con. Sau đây là 3 điểm lớn mà chị phân tích về sự khác biệt Tây - Tàu.

Thứ nhất, chị cho rằng cha mẹ Tây quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển tính cách tự nhiên và lòng tự trọng của con. Cha mẹ Tây chẳng bao giờ mắng nhiếc hay đánh đập con cái. Chẳng hạn nếu thằng bé được điểm A trừ thì cha mẹ Tây đã khen nó, trong khi cha mẹ Tàu thì sẽ hốt hoảng ngay "sao lại thế này? trời ơi tại sao ko phải là A mà chỉ là ... A trừ??" Bà mẹ Tàu sẽ kềm cặp ngày đêm cho con cho đến khi nào nó đạt được toàn điểm A thì mới thôi. Nếu thằng bé bị điểm B, thì cha mẹ Tây sẽ an ủi và khuyến khích nó lần sau tốt hơn, trong khi điểm B là điều hoàn toàn ko thể chấp nhận đc ở cha mẹ Tàu. Nó sẽ chứng kiến sự thịnh nộ kinh hoàng của mẹ nó. Nó sẽ chịu đựng bao nhiêu lời nhục mạ mắng mỏ kèm theo cả ~ lời đe dọa rất đáng sợ. Cha mẹ Tàu chỉ đơn giản nghĩ rằng, nó không đc điểm A chỉ vì nó lười, vì nó chưa gắng hết sức, chứ ko phải vì nó không làm được.

Thứ hai, cha mẹ Tàu cho rằng con cái mang nợ lớn với cha mẹ. Có lẽ bắt nguồn từ sự ảnh hưởng lớn của đạo Khổng từ xưa và cũng vì họ cho rằng cha mẹ đã hy sinh và làm rất nhiều cho con của mình. Để đền đáp công ơn ấy, con cái phải
sống cả đời tuyệt đối phục tùng cha mẹ và làm cha mẹ hãnh diện về mình.

Thứ ba, cha mẹ Tàu cho rằng họ là người biết rõ cái gì là tốt nhất cho con và do đó họ phủ nhận toàn bộ những
sở thích, những mơ ước, và những hoài bão của con. Đó là tại sao con gái nhà TQ không đc phép có bạn trai khi đang đi học và bọn trẻ con Tàu chẳng bao giờ được phép tham gia các buổi cắm trại đêm.

.

Tác giả bài báo này là người gốc TQ, Amy Chua, sinh trưởng ở Mỹ, có chồng Mỹ, 2 cô con gái ở tuổi pre-teen, một đứa chơi dương cầm, một đứa chơi vĩ cầm. Đứa nào cũng xuất sắc. Chị này là giáo sư dạy trường Luật của Đại học Yale danh tiếng.

Đọc bài này xong tôi thấy thú vị, và giật mình nghĩ đến lúc phải chọn cho mình một thái độ hợp lý xung quanh việc nuôi dạy con về sau này. Tôi và chồng luôn quan niệm rằng, sau này sẽ ủng hộ những ước mơ hoài bão của con, đồng thời giúp con định hướng những gì hợp với khả năng và sở thích của nó cũng như giới thiệu thêm về những lĩnh vực mà cha mẹ nó am tường trong khi nó chưa bao giờ nghĩ đến những lĩnh vực ấy. Tức là mình chỉ làm nhiệm vụ của cha mẹ: hướng dẫn cặn kẽ, cho con lời khuyên, luôn ở bên cạnh khuyến khích động viên con, dạy kèm cho con và theo dõi tốt việc học của con, v.v. rồi thì con có quyền tự lựa chọn cho tương lai của mình.

Tôi hoàn toàn không bằng lòng với sự so sánh thứ 2, khi chị ta cho rằng con cái mang nợ cha mẹ. Làm sao có thể nghĩ như thế được?! Con cái đâu có chọn cha mẹ. Nó cũng không chọn việc được sinh ra. Chúng ta là cha mẹ, chúng ta quyết định cho con ra đời. Chúng ta tạo ra một sinh linh cho đời thì trách nhiệm là ở chúng ta, chứ không phải ở những đứa con. Chúng ta có trách nhiệm phải nuôi dạy con cho tốt, chứ không phải vì con được mình nuôi dạy tốt mà nó phải mang ơn mình và phải làm bất cứ cái gì mình muốn bọn chúng làm để mình hài lòng! Còn trách nhiệm của con mình ư? Đó là trách nhiệm với bản thân nó, và trách nhiệm nuôi dạy tốt con cái của bọn chúng, về sau!

Còn một việc quan trọng khác, là mặt trái đằng sau tấm huy chương cho dạy con kia của chị này. Cứ thử tưởng tượng một đứa bé chơi dương cầm xuất sắc, sau những tràng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt lại là một đứa nhút nhát, không biết giao tiếp XH vì suốt ngày nó chỉ biết sách vở, dương cầm, và mẹ! Một đứa trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, thì khi lớn lên dù cho thông minh đến đâu cũng sẽ mất nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống. Sự thành công trong cuộc sống do nhiều yếu tố mang lại: cơ hội, cá tính, trí thông minh, và học vấn. Nếu dạy con theo kiểu rèn robot như chị này thì đứa trẻ chắc chắn có thừa 2 phần sau cho công thức thành công nhưng sẽ vuột mất 2 phần quan trọng ban đầu: cơ hội và cá tính!

Happy Valentine's day!

Tình hình là Valentine năm nay mình đành lỗi hẹn với vụ ra sách GSX, là bởi vì nhà xuất bản làm việc theo kế hoạch từ đầu năm nên muốn nhét ...