Tuesday, January 11, 2011

Dạy con kiểu Tàu

Người Tàu di dân ở Mỹ dạy con theo 2 kiểu hoàn toàn khác biệt.

Nhóm thứ nhất vẫn giữ "nếp nhà", kiểu dạy con của TQ đại lục. Tức là các cậu ấm vẫn là những cục cưng không thể đụng chạm đến được, được nuông chiều như một ông vua con trong nhà vì các cậu sẽ là chủ tương lai của gia đình "tứ đại đồng đường" về sau. Các cậu ấm này nếu là con của gia đình có business riêng (thường là nhà hàng hoặc tiệm giặt ủi) thì cha mẹ các cậu luôn trong mong con trai sẽ nối nghiệp nhà, tiếp tục sự nghiệp làm ăn của gia đình, và đừng hòng đi học hay đi làm xa về sau.

Ngược lại, con gái thì vẫn bị xem là "con loại 2", được xem là kém thông minh hơn, rồi sẽ chẳng làm nên trò trống gì và do đó, dĩ nhiên bị lơ là và hoàn toàn bị loại trừ ra khỏi danh sách tiếp quản sự nghiệp làm ăn của cha mẹ.

Kết quả nhãn tiền thường là, mấy thằng cậu ấm thì thay nhau lớn lên trở thành mấy anh chàng em chã nhút nhát, không biết giao tiếp XH, học hành dang dở vì đằng nào thì cũng đã có doanh nghiệp kế thừa từ cha mẹ. Trong khi đó, vì con gái không được cha mẹ quan tâm đầy đủ, không bắt buộc phải tiếp quản doanh nghiệp gia đình, vô tình lại có được tự do học / làm bất cứ cái gì mình thích. Và thường là, các cô con gái của những gia đình di cư TQ sẽ là những người học giỏi nhất lớp và đĩnh đạc bước ra từ những đại học danh tiếng "V-League" mà thành danh ngoài XH.

Nhóm cha mẹ thứ hai, lại nuôi con theo kiểu hoàn toàn khác. Đây cũng là trọng tâm tôi muốn nói ở bài này sau khi đọc một bài khá thú vị từ tờ Wall Street Journal số cuối tuần vừa rồi.

Bài báo này đăng một bài từ một người mẹ gốc TQ về cách chị ta dạy con ra sao, và so sánh khác biệt với cách nuôi dạy con của người TQ với cách của các bà mẹ Tây. Bài này được đăng cũng là góp phần thỏa mãn sự hiếu kỳ của các bậc cha mẹ Mỹ về việc cha mẹ TQ dạy con thế nào mà con cái họ luôn là những học sinh đỗ đầu bảng trong trường phổ thông, luôn có mặt trong các trường đại học danh tiếng và cuối cùng, luôn thành danh ngoài XH. Đây gần như là một hiện tượng XH ngày càng thu hút sự quan tâm của người Mỹ.

Amy Chua dạy con theo kiểu "thương cho roi cho vọt" đúng nghĩa. Chị rất hãnh diện cho biết, 2 đứa con gái bà thành công như thế là vì bà áp dụng các nguyên tắc không bao giờ cho con mình được phép làm ~ việc sau:

- đi ngủ ở nhà bạn
- đi chơi với chúng bạn
- tham dự một vở kịch của trường
- than phiền vì ko đc tham gia vào một vở kịch của trường
- xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử
- được chọn các hoạt động ngoại khóa cho mình
- được điểm nào khác ngoài điểm A
- không luôn luôn đứng nhất lớp trong tất cả các môn học, ngoài trừ môn thể dục và kịch nghệ
- chơi bất cứ món đàn nào khác ngoài dương cầm và vĩ cầm

Nguyên tắc của chị này là, chị tin rằng con của mình có thể làm được bất cứ cái gì chị muốn. Và nếu vì lý do nào đó mà nó không làm được, thì có nghĩa là nó chưa gắng hết sức, nghĩa là nó lười, nghĩa là nó hư hỏng không biết nghe lời, nghĩa là nó không muốn làm cho cha mẹ nó hãnh diện vì nó. Do đó, chị ta sẽ không ngần ngại mắng con là "đồ lười biếng", "đồ rác rưởi", v.v. Chị cho rằng, ~ lời mắng ấy sẽ làm con xấu hổ khiến nó sẽ phải nỗ lực hơn nữa để thoát khỏi ~ lời mắng ấy, để chứng minh điều ngược lại rằng "nó có thể giỏi hơn thế".

Có một điểm khá lý thú, chị nói rằng ban đầu sẽ rất khó khi ép con chơi thành thạo món dương cầm khi tay nó cứ lọng cọng trên bàn phím. Chị ta cho rằng cứ ép nó, ko cho nghỉ ngơi ăn uống gì cả, đe dọa nó đủ điều, phải tập cho đến khi nào nó đàn được ~ đoạn khó ấy thì mới thôi. Và một khi nó làm được, cảm giác tự mãn và vui sướng vì được khen ngợi sẽ là động lực tự nhiên giúp nó cứ thế mà tiếp tục đà phấn đấu. (Chị kể câu chuyện thành công ấy của con, là nhờ chị đã ép nó như thế nào!)

Chị ấy cũng nhắc nhiều đến cách cha mẹ Tây dạy con. Sau đây là 3 điểm lớn mà chị phân tích về sự khác biệt Tây - Tàu.

Thứ nhất, chị cho rằng cha mẹ Tây quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển tính cách tự nhiên và lòng tự trọng của con. Cha mẹ Tây chẳng bao giờ mắng nhiếc hay đánh đập con cái. Chẳng hạn nếu thằng bé được điểm A trừ thì cha mẹ Tây đã khen nó, trong khi cha mẹ Tàu thì sẽ hốt hoảng ngay "sao lại thế này? trời ơi tại sao ko phải là A mà chỉ là ... A trừ??" Bà mẹ Tàu sẽ kềm cặp ngày đêm cho con cho đến khi nào nó đạt được toàn điểm A thì mới thôi. Nếu thằng bé bị điểm B, thì cha mẹ Tây sẽ an ủi và khuyến khích nó lần sau tốt hơn, trong khi điểm B là điều hoàn toàn ko thể chấp nhận đc ở cha mẹ Tàu. Nó sẽ chứng kiến sự thịnh nộ kinh hoàng của mẹ nó. Nó sẽ chịu đựng bao nhiêu lời nhục mạ mắng mỏ kèm theo cả ~ lời đe dọa rất đáng sợ. Cha mẹ Tàu chỉ đơn giản nghĩ rằng, nó không đc điểm A chỉ vì nó lười, vì nó chưa gắng hết sức, chứ ko phải vì nó không làm được.

Thứ hai, cha mẹ Tàu cho rằng con cái mang nợ lớn với cha mẹ. Có lẽ bắt nguồn từ sự ảnh hưởng lớn của đạo Khổng từ xưa và cũng vì họ cho rằng cha mẹ đã hy sinh và làm rất nhiều cho con của mình. Để đền đáp công ơn ấy, con cái phải
sống cả đời tuyệt đối phục tùng cha mẹ và làm cha mẹ hãnh diện về mình.

Thứ ba, cha mẹ Tàu cho rằng họ là người biết rõ cái gì là tốt nhất cho con và do đó họ phủ nhận toàn bộ những
sở thích, những mơ ước, và những hoài bão của con. Đó là tại sao con gái nhà TQ không đc phép có bạn trai khi đang đi học và bọn trẻ con Tàu chẳng bao giờ được phép tham gia các buổi cắm trại đêm.

.

Tác giả bài báo này là người gốc TQ, Amy Chua, sinh trưởng ở Mỹ, có chồng Mỹ, 2 cô con gái ở tuổi pre-teen, một đứa chơi dương cầm, một đứa chơi vĩ cầm. Đứa nào cũng xuất sắc. Chị này là giáo sư dạy trường Luật của Đại học Yale danh tiếng.

Đọc bài này xong tôi thấy thú vị, và giật mình nghĩ đến lúc phải chọn cho mình một thái độ hợp lý xung quanh việc nuôi dạy con về sau này. Tôi và chồng luôn quan niệm rằng, sau này sẽ ủng hộ những ước mơ hoài bão của con, đồng thời giúp con định hướng những gì hợp với khả năng và sở thích của nó cũng như giới thiệu thêm về những lĩnh vực mà cha mẹ nó am tường trong khi nó chưa bao giờ nghĩ đến những lĩnh vực ấy. Tức là mình chỉ làm nhiệm vụ của cha mẹ: hướng dẫn cặn kẽ, cho con lời khuyên, luôn ở bên cạnh khuyến khích động viên con, dạy kèm cho con và theo dõi tốt việc học của con, v.v. rồi thì con có quyền tự lựa chọn cho tương lai của mình.

Tôi hoàn toàn không bằng lòng với sự so sánh thứ 2, khi chị ta cho rằng con cái mang nợ cha mẹ. Làm sao có thể nghĩ như thế được?! Con cái đâu có chọn cha mẹ. Nó cũng không chọn việc được sinh ra. Chúng ta là cha mẹ, chúng ta quyết định cho con ra đời. Chúng ta tạo ra một sinh linh cho đời thì trách nhiệm là ở chúng ta, chứ không phải ở những đứa con. Chúng ta có trách nhiệm phải nuôi dạy con cho tốt, chứ không phải vì con được mình nuôi dạy tốt mà nó phải mang ơn mình và phải làm bất cứ cái gì mình muốn bọn chúng làm để mình hài lòng! Còn trách nhiệm của con mình ư? Đó là trách nhiệm với bản thân nó, và trách nhiệm nuôi dạy tốt con cái của bọn chúng, về sau!

Còn một việc quan trọng khác, là mặt trái đằng sau tấm huy chương cho dạy con kia của chị này. Cứ thử tưởng tượng một đứa bé chơi dương cầm xuất sắc, sau những tràng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt lại là một đứa nhút nhát, không biết giao tiếp XH vì suốt ngày nó chỉ biết sách vở, dương cầm, và mẹ! Một đứa trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, thì khi lớn lên dù cho thông minh đến đâu cũng sẽ mất nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống. Sự thành công trong cuộc sống do nhiều yếu tố mang lại: cơ hội, cá tính, trí thông minh, và học vấn. Nếu dạy con theo kiểu rèn robot như chị này thì đứa trẻ chắc chắn có thừa 2 phần sau cho công thức thành công nhưng sẽ vuột mất 2 phần quan trọng ban đầu: cơ hội và cá tính!

39 comments:

  1. bà giờ nghiên cứu vấn đề này là vừa rồi héng
    tui thấy bạn bè tui bên này dạy con cũng khó khăn lắm, vì hai hệ tư tưởng khác nhau
    tui định nhảm chuyện này mấy lần rồi mà lười
    :)

    ReplyDelete
  2. Ui da , sao cứ nhắc đến từ Tàu là tui ...nổi gai lun vầy nè :)

    ReplyDelete
  3. Híc, hình như em hơi chiều con em thì phải.

    ReplyDelete
  4. Em len' doc bai` cua? bac' hoai` ma` ngai kho^ng dam' com` :-)) nhung doc bai` nay` thi` tha^y' hoang? qua' nhi? ...nhung em da~ gap ma^y' ba` me nguoi` tau` be^n nay` day con kie^u? a^y' ro^i` khie^p' qua' ...em thi` cung~ nhu bac' tha` con em no' hoc do~ mo^t ti' ma` bie^t' so^ng' tha^t voi' chinh' minh` thi` va^n~ to^t' ho+n !

    ReplyDelete
  5. hoàn toàn lắc đầu với bà TQ dạy con kiểu nhà lính. Mắng chửi con như thế sẽ làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, metal của chúng, lúc nào chúng cũng nghĩ mình là đứa vô vụng neu ko làm duoc việc này việc nọ, nói chung đọc qua...thấy mẹ đó sai be bét...họ mess up life của những cá nhân khác dưới nhân danh "cha mẹ" mà ko hề nghĩ đến.

    Tuy nhien em cũng nghĩ, đôi lúc trẻ con cũng nên được nếm 1,2 cái phét vào mông để nó biết hình phạt nặng là thế nào.

    ReplyDelete
  6. Em có đọc bài này ở The Wall Street Journal vừa rồi, cũng thấy có nhiều ý kiến khác nhau trả lời bài viết của cô ấy.
    Em cũng đồng ý với chị về so sánh thứ hai nói là con cái sinh ra là mang nợ cha mẹ y như ba em luôn nghĩ như thế và từ khi em ra trường luôn buộc em phải có trách nhiệm phụ lo kinh tế cho gia đình đến cả bây giờ khi em đã lấy chồng rồi.
    Bọn em thì có con là mừng lắm lắm. Em thì luôn nghĩ luôn muốn ở bên con em và giúp đỡ nó, sau này là bà trông con cho các con của em, để nó biết luôn có cha mẹ yêu nó hơn hết thảy chứ không phải là gánh nặng của chúng nó.

    ReplyDelete
  7. uh dạy con là cả một nghệ thuật mà! tôi thì chắc chắn ko có khả năng hành hạ con theo bà này :-)

    ReplyDelete
  8. à, người Tàu có hệ tư tưởng rất kỳ quái, trong hầu hết mọi việc mừ :-)

    ReplyDelete
  9. đôi khi cũng khó xác định biên giới, em nhỉ! nhưng chị thấy em cũng rất nghiêm khắc với con khi nó có lỗi, thế cũng ổn rồi :-)

    ReplyDelete
  10. hihi có gì mà ko dám còm nhà bác! bác thích nghe người khác cho ý kiến lắm í chứ :-D. Vụ con cái thì cũng khó nói. Mình làm cha mẹ thì luôn muốn con đạt đc ~ cái tốt nhất, là cho bản thân nó, chứ sự hãnh diện của mình chỉ là hàng thứ yếu thôi. Nhưng cũng tùy đứa mà có cách dạy khác nhau cho phù hợp, bác nghĩ thế :-D

    ReplyDelete
  11. ~ đứa bị mắng nhiếc sẽ trở thành ~ đứa lỳ lợm. Cho nên mắng là hay bị ép phê ngược. Ko hiểu bà này mắng con kiểu gì mà chúng nó chịu nghe lời mới tài :-)).

    chị thì nghĩ rằng khi mắng con hoặc đánh con, đó là khi cha mẹ chứng tỏ sự bất lực của mình. Vì ko răn dạy đc con, nên tức, phải mắng nó, rồi cả dùng vũ lực (vì mình khỏe hơn con) mà đánh con. Như thế ko ổn em ạ.

    ReplyDelete
  12. người Vn bị ảnh hưởng nặng từ TQ mà. Chị tin rằng sau này em sẽ là bà mẹ tốt cho các con của mình :-)

    ReplyDelete
  13. minh moi check out article cua ba` Amy va ddoc cho hieu ro hon..Minh nghi ba` nay chac bi psycho..

    ReplyDelete
  14. Đọc xong nổi da gà vì bà mẹ làm giáo sư trường Yale này. Nhiều khi không phải cái gì huy hoàng hoành tráng cũng đều thơm tho. Dám chắc đa số người Mỹ sẽ ko đồng ý với quan điểm của chị này.

    ReplyDelete
  15. Vào đọc xong bài article kia thì mình vẫn thấy nổi da gà. Nhưng nói cho công bằng thì chị này viết khá thật, và có nêu được điểm yếu của cả hai bên. Personally, mình thấy kiểu dạy con của các bà mẹ chinese là dã man, vì sự gò ép và hành hạ con để đạt được điều mình muốn. Giống như người ta dạy thú làm xiếc ấy.

    ReplyDelete
  16. Tớ thấy cái kiểu quyết tâm của các bậc cha mẹ này rất quỷnh hihi

    ReplyDelete
  17. Thật ra dạy con không thoe sach vỡ được đâu mỗi đứa trẻ mỗi hoàn cảnh sống khac nhau, mỗi tánh tình khac nhau mà... Làm cha mẹ chỉ có thể hướng dẫn cho con lời khuyên mà thôi. Chị cũng đống quan điềm với em... chúng nó không co trach 1nhiệm với cha mẹ chỉ cần có trách nhiệm với bản than chúng no thôi. Không đứa trẻ nào tự "xin xỏ" để ra đời cả mà là "bị ép" ra ma thôi hehehe

    ReplyDelete
  18. Đồng ý với bác . Người VN và Tầu có nhiều cái giống nhau trong vấn đề dạy con lắm . Con người còn có cái duyên may nữa . 2 cha mẹ mà đều chú ý đến giáo dục và cùng có khả năng thì khác . Giả thử 1 người có khả năng còn 1 người không thì đúng là điạ ngục cho con cái !

    ReplyDelete
  19. hồi đó tôi có xem phóng sự về nghề xiếc uốn dẻo ở TQ, họ rèn mấy đứa bé từ tuổi lên 5, và xem cảnh họ "rèn" bọn nhỏ là tôi nổi da gà và muốn khóc vì họ đúng là hành hạ dã man lắm. Nhìn mấy đứa nhỏ khóc hu hu khi người lớn nghiến răng nghiến lợi bẻ lưng bẻ chân tay bọn nhỏ, rồi bọn nhóc còn bị đánh khi không uốn dẻo đc như ý "thầy". Từ "dã man" của bạn mô tả chính xác cách người Tàu huấn luyện trẻ con.

    ReplyDelete
  20. đúng là tụi nhỏ bị "ép" phọt ra chứ tụi nó đâu tự chui ra đc hehehe. Em cũng nghĩ sách vở chỉ là để tham khảo thôi, rồi mình tùy theo hoàn cảnh của mình và con mình mà chọn cách thích hợp nhất.

    ReplyDelete
  21. bác đưa ra thực tế rất hay là câu cuối ấy. Trong trường hợp bà Amy này, bả rèn con theo kiểu TQ còn chồng bả thì là Mỹ, có cái nhìn hoàn toàn khác cách bả dạy con. Dĩ nhiên bọn nhỏ phải theo cách của mẹ, mà thật lòng em cũng nghi ngờ ko biết bọn trẻ sẽ yêu mẹ đến đâu và bao lâu nữa!

    ReplyDelete
  22. @all: bài này đang hot đây, sáng nay trên NPR (National Public Radio) cũng có nhắc đến vụ này và họ sẽ làm một show về nó. Các bác nào ở Mỹ nhớ theo dõi nhé, sẽ thú vị đây.

    ReplyDelete
  23. Vo chong em dao gan day cung hay bi ong ba ngoai cua Mimi nhac nho la khong duoc chieu chau qua, no lam cai gi khong dung la phai danh nhe vao tay de no biet la khong duoc lam nhu the... Con bat dau lon, em thay thuong con, chieu con thi de chu phat con sao kho' qua chi a`... Co`n da.y con theo kieu co nguoi Tau nay thi xin thua, tu.i em chang bao gio lam theo duoc.

    ReplyDelete
  24. my goodness! da'nh duoc 1 doan kha' dai` ma` bi mat rui T oi, la`m bieng da'nh lai qua! aw.....no'i to'm lai la` L chang do^`ng y' voi ca'ch day con cua ba` na`y. Se co^' gang ket hop ca'i hay cua 2 ne^`n giao duc Do^ng-Ta^y va` cung khong ep buot con tha'i qu'a chi vi` bon phan cua con la` phai la`m cho cha me ha~nh dien( nha^'t la` ve^` duong hoc va^'n). Me gi` ma` INSECURE va` SELFISH the^' khong biet! :-))........

    ReplyDelete
  25. Nuôi con đã khó, dạy con còn khó hơn chị ha. E thì k muốn nuôi con theo kiểu của bà Tàu này tí nào, bản thân e rất thích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa ở trường hoặc đi chơi với bạn bè, do đó, nếu sau này con e thích thế, e cũng sẽ ủng hộ nó. E k thích cái kiểu gà công nghiệp, chỉ biết sách vở mà k biết xã hội bên ngoài thế nào. Cô bé ở cty e, 24 tuổi đầu nhưng nhiều khi hỏi 1 số câu hỏi rất buồn cười, chẳng hạn như " Vinh có ở gần Hà Nội không " ( vậy mà trong CV cô ấy bảo là đã từng làm hướng dẫn viên du lịch ), rồi Nguyễn Ngọc Ngạn hay Nguyễn Cao Kì Duyên là ai cũng k biết. CÓ lúc cô ấy làm cả cty phì cười khi phát ngôn là " năm 2010 sẽ là ngày tận thế " bởi vì đọc truyện thấy nó nói vậy

    ReplyDelete
  26. Mình ủng hộ cách nuôi dạy con của các bà mẹ Tây, tứ là phát triển cá tính và sở trường của con chứ không phải là ép buộc con cái làm theo những điều mình muốn. mình thích

    ReplyDelete
  27. em nghĩ cách giáo dục nào (Tây hay Tàu) đều có mặt trái của nó. Là em thì em sẽ kết hợp cả 2 mặt "phải" của 2 cách này. Nghĩa là nghiêm khắc nhưng không gò ép, ví dụ: đi chơi khuya nói mấy giờ về là phải giữ đúng lời hứa. Ngủ nhà bạn qua đêm cũng được nhưng phải có kế hoạch từ trước. Học hành bị điểm kém thì không an ủi nhưng cũng không mắng nhiếc, chỉ tỏ thái độ thất vọng là nó hiểu. Cho con tham gia tất cả những chương trình ngoại khoá, cho học tất cả những môn thể thao, chơi các loại nhạc cụ, vẽ vời, nặn tượng.. tất tần tật.. cái gì cũng cho thử qua để nó tìm được niềm say mê ở 1 số môn nhất định và cho nó theo đuổi niềm đam mê đó, kể cả khi bố mẹ không có chút kiến thức gì về môn nó đam mê. Nó phải là 1 cá thể độc lập, 1 người có tự trọng và tôn trọng bố mẹ để khi nó làm điều gì sai nó phải tự xấu hổ mà không cần phải đánh đập.

    ReplyDelete
  28. mình yêu con như vàng như ngọc nên có xu hướng chiều con là điều ko tránh khỏi em à :-). Phạt con đúng là rất khó. Em đã từng dạy trẻ, chắc sẽ biết cách dạy con cho hợp lý thôi :-). Kiểu bà người Tàu này thì quá là nhẫn tâm, chị có cảm giác bà ta muốn con mình như là một "show piece" để rạng mày với mọi người hơn, kiểu suy nghĩ theo ví dụ thứ 2 mà chị cực kỳ ko đồng tình ấy!

    ReplyDelete
  29. Bà này rèn con như trại lính. Mình ngạc nhiên vì ông chồng Mỹ có thể chịu đựng đc vì bà ấy có nói là bả sẵn sàng làm "the bad guy" để dạy con nên người, còn chồng thì cứ dung dăng dung dẻ làm người bố tốt trong mắt bọn chúng. Nói thế, hóa ra bọn trẻ chỉ biết sợ mẹ mà làm theo, rồi từ từ lớn lên bọn nó sẽ chẳng căm thù mẹ vì đã tước đi tuổi thơ của bọn nó một cách ko thương xót à?

    ReplyDelete
  30. em làm chị nhớ vài vụ ở Vn thời chị còn đi học, có mấy đứa bạn bị nhốt như gà công nghiệp, bố mẹ cấm đoán ko cho đi chơi với chúng bạn, bắt ép học đủ thứ, đi học ở trường hay học thêm đều do bố mẹ đưa đón. Họ đâu có biết khi họ vừa quay lưng đi thì nó tót lên xe máy bạn trai rồi vi vu trốn học đi chơi cho đã thèm, sau này gia đình phát hiện ra thì quá muộn, con bé ôm bụng bầu vì đâu được giáo dục giới tính! Thương con như thế bằng mười hại con em há!

    ReplyDelete
  31. Mình cũng thích cách nuôi dạy kiểu Tây, vì nó mang một yếu tố cơ bản vô cùng quan trọng mà giáo dục phương Đông ko hề có, đó là tôn trọng con. Tôn trọng phải mang tính 2 chiều. Mình muốn con cái tôn trọng mình trong khi mình thì chẳng hề tôn trọng nó thì ban đầu nó phải răm rắp tuân theo vì nó sợ mình, cho đến một ngày nó hết sợ thì xem như mình sẽ bó tay hoàn tòan với nó luôn!

    ReplyDelete
  32. chị thấy cha mẹ Tây thật ra rất tình cảm với con, bên cạnh đó cũng rất firm và rất có quy tắc. Đúng là cái nào cũng có mặt trái của nó, mình nên chọn lọc ~ cái tốt của từng phương pháp mà áp dụng thôi. Chị thấy sách vở cũng có đề cập việc cho con thử bất cứ cái gì có thể để con biết mình thích gì và ko hợp với cái gì, xem như đó là định hướng cho tương lai về sau của con. Sau này con em sẽ là một người đầy cá tính, thích phiêu lưu nhưng cũng rất tình cảm đấy!

    ReplyDelete
  33. Em thi khong hoan toan dong y voi cach day cua nguoi Me Tau nay vi e'p con nhieu qua'. Nhung em hoan toan tan thanh idea day con cua Me Tu :). Em chuc chi 1 ngay moi vui ve va cam on chi da cho loi khuyen ve benh RLTD cua em nhe :)

    ReplyDelete
  34. http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Doi-song/2011/01/3BA25489/

    Sáng nay mình mới đọc bài này, phục cách dạy con của mẹ tây ghê, đến nỗi MC phương Đông cũng ngã mũ bái phục luôn. Các mẹ xem có học hỏi được gì không nhé

    ReplyDelete
  35. Minh dong y Quan diem cua ban ve cach day con. Dung la sinh con , nuoi con da kho ma day con con kho hon nhieu ban nhi!

    ReplyDelete
  36. em đã khám lại chưa?tình hình chóng mặt đã khá chưa em?

    ReplyDelete
  37. uh bài ấy gây sóng gió trên diễn đàn mấy bà mẹ TQ và cả Vn nữa :). Bên nào cũng có cái hay cái dở ấy mà :-)

    ReplyDelete
  38. uh, mình có thể nói sẽ dạy con như thế này, nhưng khi con lớn, thực tế lại thay đổi, ko biết mình có thể uyển chuyển đc hay ko nữa :-)

    ReplyDelete

Happy Valentine's day!

Tình hình là Valentine năm nay mình đành lỗi hẹn với vụ ra sách GSX, là bởi vì nhà xuất bản làm việc theo kế hoạch từ đầu năm nên muốn nhét ...